Chào mừng bạn đến với Hazaly - đơn vị cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp chất lượng cao
logo
Miễn phí vận chuyển
Miễn phí vận chuyển

Đặt hàng nhanh
Đặt hàng nhanh

 Tư vấn 24/7
Tư vấn 24/7
Đăng ký tư vấn miễn phí

Trẻ bị tay chân miệng: Phụ huynh cần bổ sung những gì?

Tác giảhazaly

Vào mỗi dịp chuyển mùa, đặc biệt là giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 9, số lượng trẻ mắc bệnh tay chân miệng (TCM) tại các phòng khám nhi lại tăng cao. Đây là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Dù đa số ca bệnh đều nhẹ, nhưng nếu không theo dõi và bổ sung đúng cách, trẻ rất dễ bị mất sức, suy giảm đề kháng và gặp biến chứng nguy hiểm

Thời điểm trẻ dễ mắc tay chân miệng và dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh

Tay chân miệng thường “bùng phát” theo mùa, cao điểm vào các giai đoạn chuyển mùa, đặc biệt ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam rất dễ tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển và lây lan. Trẻ em ở môi trường tập thể như nhà trẻ, trường mẫu giáo có nguy cơ cao hơn do tiếp xúc gần với các bạn cùng lứa. Theo thống kê, trẻ dưới 3 tuổi là nhóm dễ mắc bệnh nhất và có nguy cơ biến chứng cao hơn nếu không được chăm sóc đúng cách. 

Các dấu hiệu sớm của bệnh mà phụ huynh cần chú ý:

  • Trẻ sốt nhẹ, biếng ăn, chảy nước miếng nhiều hơn bình thường.

  • Xuất hiện các mụn nước ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc mông.

  • Trẻ quấy khóc do đau miệng, ăn uống khó khăn.

Nguyên nhân gây bệnh và đường lây truyền

Tay chân miệng do nhóm virus Enterovirus, phổ biến nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus 71 gây ra. Virus có thể lây lan qua nhiều con đường:

  • Tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi họng, phân hoặc dịch từ bóng nước của người bệnh.

  • Qua tay hoặc đồ vật bị nhiễm virus (đồ chơi, khăn, ly uống nước…).

  • Không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Điều đáng lưu ý là trẻ mắc bệnh vẫn có thể lây cho người khác ngay cả khi đã hết sốt hoặc khỏi bệnh lâm sàng, do virus tồn tại lâu trong phân.

Vì vậy, bên cạnh điều trị triệu chứng, việc nâng cao đề kháng và hỗ trợ dinh dưỡng đúng cách trong giai đoạn mắc bệnh là vô cùng quan trọng.

Dưỡng chất cha mẹ nên bổ sung khi trẻ mắc tay chân miệng

  • Thực phẩm giàu vitamin A: Ngoài tác dụng bảo vệ mắt, vitamin A còn có một vai trò không thể thiếu đối với hệ miễn dịch. Vitamin A giúp bảo vệ niêm mạc và da, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Nghiên cứu cũng cho thấy, vitamin A có thể hỗ trợ chữa lành vết thương, thúc đẩy sửa chữa mô và tái tạo tế bào. Vitamin A có nhiều trong: thịt gia cầm, gan động vật, cá, tôm, lòng đỏ trứng, sữa...; các loại rau lá xanh đậm hay các loại củ quả có màu vàng đỏ như: gấc, cà rốt, bí đỏ, xoài, đu đủ…

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe tổng thể, đặc biệt là tăng cường hệ thống miễn dịch. Trong bữa ăn nên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu vitamin C như các loại rau quả: rau ngót, rau giền, rau đay, mồng tơi, cam, bưởi, chuối, xoài, dưa hấu…

  • Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm là chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống lại nhiễm trùng. Kẽm tham gia vào quá trình làm lành tổn thương niêm mạc miệng, hỗ trợ hệ miễn dịch và giúp giảm thời gian hồi phục bệnh tay chân miệng. Ngoài ra, kẽm cũng giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tránh suy dinh dưỡng sau bệnh. Thực phẩm giàu kẽm: hàu, thịt lợn nạc, hạt bí, đậu nành… Tuy nhiên, nếu trẻ đang đau miệng hoặc khó ăn, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung kẽm dưới dạng siro hoặc viên nhai phù hợp độ tuổi.

Tuy nhiên, trẻ bị đau miệng có thể khó ăn những thực phẩm kể trên. Lúc này, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung kẽm dưới dạng dễ dùng hơn, một trong số các sản phẩm được các chuyên gia, bác sĩ gợi ý là Humokib, sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ Tây Ban Nha, là giải pháp hoàn hảo để bổ sung kẽm cho cả gia đình – đặc biệt phù hợp với trẻ đang bị tay chân miệng. Với thiết kế nhỏ giọt tiện lợi, dung tích 15ml và thành phần kẽm bisglycinate dễ hấp thu, Humokib giúp tăng cường hệ miễn dịch, rút ngắn thời gian hồi phục và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Đây là lựa chọn đáng tin cậy mà nhiều bác sĩ nhi khuyên dùng cho trẻ giai đoạn ốm vặt.

Lời khuyên từ bác sĩ

Tay chân miệng là bệnh thường gặp và có thể tự khỏi sau 7–10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Điều quan trọng là phụ huynh cần theo dõi sát sao diễn biến của trẻ, bổ sung đúng dưỡng chất để giúp con phục hồi nhanh và không để lại biến chứng.

👉 Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao liên tục, mệt lả, thở nhanh, li bì hoặc giật mình khi ngủ, cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất – vì đây có thể là biểu hiện của biến chứng thần kinh.

Với sự đồng hành đúng cách từ bố mẹ, cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý, trẻ sẽ vượt qua bệnh tay chân miệng một cách an toàn và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận